TÌM HIỂU VỀ CĂN BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG LƯNG

7:56 PM |
Thoát vị đĩa đệm gồm nhiều nhóm: thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ... đây là những loại rất thường gặp. Một số bác sĩ Hoa Kì đã làm những nghiên cứu và cho rằng có tới gần 70% dân số của họ ở tuổi trưởng thành bị các bệnh liên quan đến thoái hóa cột sống, chủ yếu là thoát vị đĩa đệm. Có nghĩa là nếu bạn đi ra đường, nhìn thấy một ai đó và nói rằng anh ta bị thoát vị đĩa đệm thì bạn đã đúng tới 70% rồi.


Tìm hiểu về căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Tuy nhiên, may mắn cho chúng ta là không phải trường hợp thoát vị đĩa đệm thắt lưng nào cũng chuyển thành bệnh. Khoảng một nửa bị đau thắt lưng. Trong số nhiều người bị đau thắt lưng thì chỉ có một số ít là cần đến bác sĩ. Số còn lại thường sau một đêm nằm ngủ, thức dậy vươn vai, huơ tay huơ chân vài cái là khỏe như thường. Một số ít hơn bị đau thần kinh tọa hoặc có các biểu hiện khác của chèn ép rễ thần kinh.

Người ta cho rằng hình dạng của cái ống sống quyết định ai bị đau, ai không đau. Những người có ống sống dạng tròn là may mắn nhất (may mắn hơn nữa là số này chiếm tỉ lệ nhiều nhất), còn nếu bạn xui xẻo có một cái ống sống hình lá thì khi có thoát vị đĩa đệm là gần như cầm chắc bạn sẽ bị bệnh.


Tìm hiểu về căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Đau thần kinh tọa thường biểu hiện bằng đau từ thắt lưng, lan dọc theo mặt sau đùi, mặt bên cẳng chân lan tới gót hoặc bàn chân. Ngồi nhiều, làm nặng hoặc đi lại nhiều thì đau tăng lên, nằm nghỉ sẽ bớt đau. Đôi khi ho hoặc cười lớn cũng đau. Khoảng 90% các trường hợp đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm gây ra. Ngoài đau thần kinh tọa, khối thoát vị chèn ép vào rễ thần kinh còn có thể gây ra tê chân, yếu chân, đặc biệt là yếu bàn chân, đi hay bị rớt dép hoặc dễ vấp ngã, khi bệnh nặng có thể bị teo cơ chân hoặc táo bón, tiểu khó.

Người ta chia các biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ra làm 4 loại: loại đau âm ỉ lan tỏa ở vùng thắt lưng mà không có đau thần kinh tọa (là loại chiếm tỉ lệ cao nhất), loại đau thắt lưng đột ngột dữ dội, loại đau thắt lưng kèm theo đau thần kinh tọa cùng với tê hoặc yếu… và loại chỉ có tê hoặc yếu mà không có đau. Ngoài ra, các thoát vị đĩa đệm (ở cả thắt lưng lẫn ở cổ) đều có thể làm giảm khả năng hoạt động tình dục, và như vậy hãy đừng vội nghi oan cho ông xã hay bà xã của bạn là đã hết yêu bạn rồi, chẳng qua chỉ là do “lực bất tòng tâm” mà thôi.

Nhiều người khi thấy đau vội đi chụp phim XQuang, và thế nào trên tờ giấy kết quả cũng ghi mấy chữ: gai cột sống thắt lưng ở đốt sống này đốt sống kia. Và thế là hoảng hồn, mất ăn mất ngủ. Có người còn lo viết di chúc. Người miệt vườn thì lên thành phố mong kiếm được bác sĩ chuyên khoa, người thành phố lại về quê tìm những lương y danh tiếng… Kết quả thường là sau một thời gian, các “gai” này không những không mất đi mà còn tăng lên. Bạn hãy đừng vội lo lắng. Những cái “gai” này thường chẳng gây ra cái gì cả đâu, nó chỉ có giá trị chứng nhận là bạn đã già đi rồi thôi. Các “gai” này là do thoát vị đĩa đệm gây ra nhưng chúng ít khi nào chuyển thành bệnh. Còn khi các thoát vị đĩa đệm gây bệnh thì chúng thường chưa kịp gây ra “gai”, cho nên người ta còn gọi đa số các thoát vị đĩa đệm gây ra bệnh là các thoát vị đĩa đệm “mềm” để phân biệt với số rất ít các thoát vị đĩa đệm “cứng” là do các “gai” gây ra bệnh.

Tập luyện và vật lí trị liệu là phương pháp đầu tiên để chữa bệnh này. Chỉ đến khi bệnh nặng người ta mới cần đến thuốc vì thuốc gì cũng vậy (kể cả thuốc Nam hay thuốc Bắc) bao giờ cũng có hai mặt: lợi và hại. Khi bạn có yếu hoặc teo cơ, gây ảnh hưởng rõ rệt đến sinh hoạt hay công việc của bạn, hoặc khi có rối loạn đi tiểu, đi cầu hoặc khi đau hay tê, yếu kéo dài không giảm dù đã được tập vật lí trị liệu và dùng thuốc (ít nhất là 3 tuần) thì các bác sĩ mới cân nhắc đến việc mổ cho bạn.

Có một thời người ta đề cao vai trò của laser và sóng radio cao tần trong việc giảm áp đĩa đệm để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, việc đề cao quá mức tác dụng của laser và sóng radio cao tần đã dẫn đến hiện tượng lạm dụng kĩ thuật chứ thực ra đối với các trường hợp thoát vị đĩa đệm đã cần mổ rồi thì hoàn toàn không còn có thể giảm áp được bằng laser hay sóng radio cao tần.

Mổ hở là phương pháp mổ truyền thống, đã được các bác sĩ áp dụng từ hàng trăm năm nay. Khoảng 40 năm lại đây mổ hở được cải tiến hơn nhờ việc sử dụng kính hiển vi phẫu thuật nên kết quả mang lại rất khả quan trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, mổ hở (dù có sử dụng kính hiển vi phẫu thuật) cũng vẫn là phương pháp có mức độ xâm lấn cao, thời gian phục hồi sau mổ lâu, tỉ lệ biến chứng còn khá cao.

Các phương pháp mổ điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng bằng nội soi có mức độ xâm lấn ít hơn so với mổ hở, trong đó, các phương pháp nội soi theo nguyên lí do Yeung đề ra (gọi chung là nội soi YES) là một phương pháp có độ xâm lấn nhỏ nhất, cho kết quả tốt nhất với tỉ lệ tai biến thấp nhất. Trong một tương lai không xa, phẫu thuật nội soi YES có thể sẽ thay thế hoàn toàn cho việc mổ hở để điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng.

Tập luyện thể thao, đặc biệt là bơi lội, sống trong một môi trường trong sạch, thường xuyên vận động, tránh ngồi lì một chỗ và đừng để cho mình trở thành béo phì sẽ giúp cho cái cột sống của bạn khỏe hơn, không “trở chứng” và “hành hạ” bạn, và cũng dễ gây lòng tin cho bà xã (hay ông xã) của bạn hơn.


TS.BS Võ Xuân Sơn - Tháng 02/2012 
Chi tiết…

GIỚI THIỆU BÀI THUỐC CHỮA KHỎI HẲN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

9:30 PM |
Thoát vị đĩa đệm đang là một căn bệnh khá phổ biến. Có rất nhiều đặt ra câu hỏi rằng liệu trong thực tế hiện nay có sản phẩm nào chữa dứt điểm căn bệnh thoát vị đĩa đệm? Đây cũng chính là câu hỏi của nhiều người đang mắc phải căn bệnh này.


Giới thiệu bài thuốc chữa khỏi hẳn thoát vị đĩa đệm



Người bị bệnh phải điều trị thoát vị đĩa đệm và đối mặt với những cơn đau dai dẳng mà dùng quá nhiều sản phẩm nhưng không mang lại giá trị. Nhiều bệnh nhân đã cảm thấy mất lòng tin vào việc chữa khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên ,nếu ngày hôm nay bạn kiên nhẫn đọc hết bài viết này bạn sẽ có 1 con đường mới mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh. Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu nguồn gốc và phương pháp điều trị bệnh. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở 2 vị trí: 
Chi tiết…

PHƯƠNG PHÁP CHÂM CỨU CHỮA TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

8:40 PM |
Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khá phổ hiện hiện nay. Rất nhiều người đã tìm các phương pháp chữa trị khác nhau như uống thuốc Tây y, Đông y, thậm chí là trải qua các cuộc phẩu thuật mà cũng không thuyên giảm. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc phương pháp không gây đau đớn và cũng không cần phải uống thuốc là "châm cứu".

1. Trước khi tìm hiểu cụ thể về phương pháp châm cứu này chúng tôi xin được cung cấp vài nét về bệnh thoát vị đĩa đệm:

Chứng bệnh thoát vị gây nên các cơn đau nhức thường xuyên và âm ỉ. Tùy theo từng vị trí bị thoát vị người ta có thể chia ra từng trường hợp khác nhau, về cơ bản bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở 2 vị trí:


  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Bệnh nhân thường có triệu chứng đau dọc vùng gáy, đau mỏi nhừ kéo sang bả vai và cánh tay. Có những bệnh nhân có cảm giác tê bì dọc cánh tay, thậm chí kéo tới làm tê bì mất cảm giác của bàn tay, đốt ngón tay. Có người bệnh còn có triệu chứng đau bốc lên đỉnh đầu, thậm chí hoa mắt, chóng mặt, đau tức hốc mắt.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng: Bệnh nhân có biểu hiện đau vùng ngang thắt lưng, đau liên sườn. Ngoài ra bệnh nhân còn có biểu hiện đau dọc vùng mông kéo xuống chân, có thể gây tê bì chân hoặc có những cơn đau rút chân khi cúi, ngửa. Có người bệnh khi ngồi lâu, thường bị những cơn đau lưng dữ dội, phải nằm nghiêng bất động
Châm cứu chữa bệnh đau thần kinh tọa
Châm cứu chữa bệnh đau thần kinh tọa
Bệnh thoát vị đĩa đệm gây cản trở không nhỏ tới chất lượng sống của người bệnh, khả năng lao động, vận động và sinh hoạt hàng ngày. Ngoài những cơn đau đớn thường ngày, nếu không được chữa trị kịp thời bệnh nhân có thể bị teo cơ, teo các chi thậm chí còn có thể bị tàn phế suốt đời nếu thoát vị chèn ép vào tủy cổ. Điều này cho thấy bệnh thoát vị đĩa đệm rất nguy hiểm nếu bạn không chữa trị kịp thời.

2. Phương pháp châm cứu chữa bệnh thoát vị đĩa đệm:

Như chúng ta đã biết châm cứu là phương pháp dùng kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể giúp giảm đau, điều trị bệnh. Châm cứu cũng được chứng minh là khá hiệu quả trong việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm và đi kèm với đau dây thần kinh tọa. Phương pháp được chứng minh là hiệu quả hơn, ít rủi ro hơn và ít xâm nhập hơn so với phương pháp phẫu thuật hay uống thuốc giảm đau. Phương pháp châm cứu sẽ có hiệu quả lâu dài khi sử dụng kết hợp cùng với phương pháp vật lý trị liệu và tập luyện. Khi châm cứu được thực hiện một cách chính xác nó còn giúp cho bệnh nhân cải thiện tâm trạng và bớt mệt mỏi.

Khi điều trị bằng phương pháp châm cứu, sức khỏe của bệnh nhân sẽ được cải thiện nhanh chóng và giảm đau đáng kể nếu như được điều trị sớm. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng châm cứu kích thích vùng cột sống bị tổn thương tạo ra chất steroid một cách tự nhiên thúc đẩy nó tự sửa chữa và giải phóng ra hóc-môn endorphin giúp giảm đau. Bằng cách tự nhiên này, các vị trí sưng tấy sẽ xẹp nhỏ lại và cơn đau được giải tỏa.

Tác dụng của châm cứu là không giống nhau ở từng bệnh nhân khác nhau và người thực hiện khác nhau. Do đó bạn phải luôn tham khảo ý kiến của các chuyện gia bác sỹ trước khi tiến hành quá trình điều trị, đặc biệt bạn cần phát hiện sớm để có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh này.


Châm cứu có tác dụng gì
Châm cứu có tác dụng gì
Rất nhiều bệnh nhân hài lòng khi sử dụng phương pháp này. Có thể thấy rằng việc châm cứu chữa bệnh thoát vị đĩa đệm là khá hiệu quả, chính vì thế các bạn đã có thể thêm phương pháp chữa bệnh tuyệt vời này vào cẩm nang chăm sóc sức khỏe của mình rồi đấy!
Chi tiết…

BÀI THUỐC ĐÔNG Y CHỮA BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

9:30 PM |
Hiện nay có nhiều bệnh nhân điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Tây, thậm trí là các phương pháp phẫu thuật nhiều lần mà bệnh vẫn tái phát. Người ta dần chuyển qua chữa bệnh bằng thuốc đông y. Theo phương pháp này, bạn có thể điều trị chứng bệnh thoát vị đĩa đệm rất dễ dàng vì đây là loại thuốc lành tính, có thể điều trị tại nhà, chi phí thuốc không cao và đặc biệt bên cạnh việc điều trị bệnh thì thuốc cũng rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là bài thuốc đông y chữa thoát vị đĩa đệm đã được lưu truyền từ lâu.


* Chữa bệnh xương khớp bằng thuốc đông y





BÀI THUỐC ĐÔNG Y CHỮA BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM


Một đặc tính của thuốc Đông y là nguyên liệu dùng các loại thảo mộc bản địa chứ không phải những dược chất xa lạ. Ngoài ra cách chế biến cũng chuộng cách dùng nguyên liệu ở dạng tươi hoặc sấy khô chứ không nấu ra thành cao hoặc bào chế cầu kỳ. Ngoài những toa thuốc uống vào trong người, có loại dùng xoa đắp ngoài da hoặc xông hơi.

Theo quan niệm nhiều người thuốc Đông y không độc là chưa đúng, đã trị được bệnh thì dùng không đúng cũng có thể gây bệnh…Nên thuốc Đông y hay thuốc Tây đều phải tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc. Bài thuốc này tuy đơn giản, dược thảo dễ tìm nhưng yêu cầu người bệnh cần kiên trì, nhẫn nại mới đạt được hiệu quả. 

1. Dược liệu chính là ngải cứu 

Chuẩn bị: 

- 1 mớ lá ngải khoảng chừng 0,1kg. 

- Bếp hồng ngoại 

- Giường (loại giường gỗ có dát giường nhé) 

Thực hiện: 

- Rải lá ngải cứu lên chiếu 

- Nằm lên trên sao cho chỗ đau đúng vị trí rải lá ngải. 

- Bên dưới giường bật bếp hồng ngoại (đúng vị trí lá ngải) với độ nóng vừa phải, nếu thấy nóng quá thì điều chỉnh lại. 

- Nằm khoảng 30′ – 1h. Sao cho lá ngải thoát mồ hôi và ngấm vào cơ thể. 

Làm liên tục ngày 1 lần, với người bệnh nặng có thể làm 02 lần/ ngày. 


2. Dược liệu chính là cây chìa vôi 

- Hái cây về rửa sạch,thêm 5 loại thảo dược phụ khác là cây cỏ xước, dền gai, tầm gửi, cỏ ngươi và lá lốt, đem thái nhỏ, sau đó đem phơi khô hoặc sao vàng bằng lửa . Sau khi phơi khô, mỗi vị dùng khoảng 20 – 30gr trộn đều với nhau đun lấy nước uống trong ngày hoặc đem lá cây giã mịn, trộn thêm ít muối sống rồi cho hỗn hợp này vào túi vải, đắp lên vị trí bị đau nhức. 

Vừa kết hợp điều trị bệnh vừa kết hợp các biện pháp phòng chống thì việc điều trị bệnh sẽ không còn là nỗi lo của người bệnh. Thay đổi thói quen sinh hoạt và tập thể thao hợp lý cũng giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị và phòng bệnh tái phát. 

Bạn cũng có thể dễ dàng áp dụng theo như hai bài thuốc trên. Có rất nhiều bài thuốc khác giúp điều trị thoát vị đĩa đệm bạn cũng có thể tham khảo thêm những thông tin về các bài thuốc đông y chữa thoát vị đĩa đệm khác phù hợp với bạn hơn.
Chi tiết…

ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM BẰNG THẢO DƯỢC TƯƠI

9:00 PM |
Hiện nay bệnh xương khớp đã trở lên rất phổ biến, đặc biệt là đối với những người già, hoặc những người bước sang độ tuổi trung niên. Một trong những bệnh phổ biến thuộc về xương khớp là thoát vị đĩa đệm. Đây là bệnh lý phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Điều trị thoát vị đĩa đệm khỏi nhờ bài thuốc nam chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tươi là cơ hội mong đợi của nhiều người.

* Triệu chứng của bệnh xương khớp
* Chữa bệnh xương khớp
* Chữa bệnh xương khớp bằng đông y



Điều trị thoát vị đĩa đệm từ thảo dược tươi

1. Biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm


Bệnh này gây nên nhiều cơn đau nhức thường xuyên và âm ỉ. Tùy theo từng vị trí bị thoát vị người ta có thể chia ra từng trường hợp khác nhau, về cơ bản về điều trị thoát vị đĩa đệm được chia thành hai vùng:


Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Bệnh nhân thường có triệu chứng đau dọc vùng gáy, đau mỏi nhừ kéo sang bả vai và cánh tay. Có những bệnh nhân có cảm giác tê bì dọc cánh tay, thậm chí kéo tới làm tê bì mất cảm giác của bàn tay, đốt ngón tay. Có người bệnh còn có triệu chứng đau bốc lên đỉnh đầu, thậm chí hoa mắt, chóng mặt, đau tức hốc mắt.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: Bệnh nhân có biểu hiện đau vùng ngang thắt lưng, đau liên sườn. Ngoài ra bệnh nhân còn có biểu hiện đau dọc vùng mông kéo xuống chân, có thể gây tê bì chân hoặc có nhưng cơn đau rút chân khi cúi, ngửa.. Có người bệnh khi ngồi lâu, thường bị những cơn đau lưng dữ dội, phải nằm nghiêng bất động.

2. Nguyên nhân

thoat vi dia dem được cấu tạo như đĩa hình tròn nằm giữa những đốt xương. Phần bao bọc bên ngoài của đĩa đệm được gọi là bao xơ đĩa đệm, phần nằm bên trong được gọi là nhân nhầy đĩa đệm (dạng gel). Trong cuộc sống thường thấy 3 nguyên nhân chính gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm :


Bệnh do yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ có cấu trúc đĩa đệm yếu thì con cũng rất dễ bị mắc bệnh.

Bệnh do quá trình hoạt động, lao động bị sai tư thế nghiêm trọng hoặc do chấn thương cột sống đột ngột

Bệnh gây nên do quá trình thoái hóa (Đây là trường hợp thoát vị phổ biến nhất):

Quá trình thoái hóa cột sống tác động tới bao xơ đĩa đệm làm vòng bao xơ trở nên xơ cứng, mất đi tính dẻo dai. Khi đó người bệnh không nhất thiết phải mang vác các vật nặng sai tư thế nhưng vẫn mắc bệnh. Bởi lẽ, bao xơ đĩa đệm bị xơ cứng bây giờ chỉ chịu được một áp lực giới hạn rất nhỏ. Khi rách bao xơ làm cho nhân nhầy thoát ra chèn ép vào rễ thần kinh gây nên bệnh.

3. Hậu quả

Sau khi bệnh thoát vị diễn ra, nó sẽ gây nên các hậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của người bệnh. Khả năng lao động và vận động trong sinh hoạt của bệnh nhân bị giảm sút nghiêm trọng. Ngoài những cơn đau đớn thường ngày, nếu không được chữa trị kịp thời bệnh nhân có thể bị teo cơ, teo các chi thậm chí còn có thể bị tàn phế suốt đời nếu thoát vị chèn ép vào tủy cổ.

4. Điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm

Trong nền y học hiện nay, phương pháp điều trị thường được quan tâm nhất là phẫu thuật, tuy nhiên để phẫu thuật đĩa đệm là một vấn đề không đơn giản, bởi lẽ liền kề với đĩa đệm là hệ thống tổ chức dây thần kinh rất phức tạp, bất cứ sai sót nào trong quá trình phẫu thuật có thể dẫn đến biến chứng mà bệnh tình không hề suy giảm.


Bài thuốc gia truyền điều trị thoát vị đĩa đệm gồm 2 loại thuốc chính là: Bài Thuốc Uống và Bài Thuốc Đắp. Khi bệnh nhân đến thăm khám trực tiếp tại nhà thuốc, đội ngũ lương y sẽ thăm khám để biết ngoài tổn thương hệ thống cột sống thì bệnh nhân có bị tổn thương vùng cơ hay không. Tùy từng trường hợp, bệnh nhân được chỉ định áp dụng thêm liệu trình châm cứu để kích thích thuốc tác động nhanh hơn tới vùng điều trị.


I. Bài Thuốc Uống: Thuốc cơ sở chúng tôi sử dụng điều trị là thuốc nam chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tươi ở dạng nước. Thuốc được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Thuốc hoàn toàn không gây các phản ứng phụ vì được chiết xuất từ nam dược lành tính.


II. Bài Thuốc Đắp: Thuốc được bào chế ở dạng bột. Trộn 100g ngải cứu cùng 2 chén rượu (cỡ như chén uống trà). Xào nóng rồi trộn bột trên đun cho chín kỹ. Sau đó đổ ra khăn mỏng chườm nhanh vào vùng đau (tránh bỏng da). Khi còn ấm thì buộc lại chỗ đau đến khi hết hơi ấm thì tháo ra. Ngày dùng 2 lần: Sau khi dùng buổi sáng thì giữ hỗn hợp lại để buổi tối dùng tiếp.


Liệu trình châm cứu: Tùy từng trường hợp bệnh nhân được chỉ định châm cứu để kích thích tăng cường tác dụng của thuốc tới vùng điều trị.


Công dụng chính của bài thuốc gia truyền:

Kháng viêm, đào thải độc tố viêm nhiễm do quá trình thoái hóa, thoát vị gây nên


Tán thấp, hành thủy, hoạt huyết tăng cường lưu thông máu.


Bồi bổ dinh dưỡng cho hệ thống cột sống bị thoái hóa giúp phục hồi lại hệ thống cột sống.


Giảm áp đĩa đệm, loại trừ dịch đệm chèn ép hệ thống rễ thần kinh giúp chữa thoát vi đĩa đệm hiệu quả


Bồi bổ dinh dưỡng, giúp hồi phục cho hệ thống thần kinh bị tổn thương


Thuốc hoàn toàn không gây các phản ứng phụ vì được bào chế từ nam dược lành tính. Để đạt hiệu quả của điều trị bệnh nhân phải dùng tối thiểu là 9 thang dùng trong 9 ngày. Tất cả các bệnh nhân khi đến với gia đình chúng tôi hầu như đều đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên không phải 100% bệnh nhân đều khỏi hẳn, có những bệnh nhân đỡ được 70-80% họ đều coi đó là kết quả mong đợi, bởi vì họ đã từng điều trị ở những bệnh viện hàng đầu, sử dụng liệu pháp điều trị tích cực mà vẫn không đem lại kết quả. Những bệnh nhân sau khi sử dụng 1 liệu trình đầu tiên mà không có biểu hiện thuyên giảm thì chúng tôi cũng khuyên các bệnh nhân đó dừng sử dụng vì cơ địa không hợp với thuốc.


Qua kinh nghiệm và thực tế điều trị cho thấy thời gian điều trị dài hay ngắn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có nhiều bệnh nhân chỉ với một liều trình 9 ngày điều trị đã đạt hiệu quả, tuy nhiên cũng có những bệnh nhân phải sử dụng tới 2-3 liệu trình thậm chí 5-6 liệu trình mới đạt hiệu quả.

Chi tiết…

GIỚI THIỆU BIỆN PHÁP CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM QUA DA

2:51 AM |
Ảnh minh họa
Hiện nay có rất nhiều biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm như bằng châm cứu, bằng Đông Y,... Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu biện pháp phẫu thuật tự động qua da là biện pháp chua thoat vi dia dem mới, hiệu quả, an toàn tuyệt đối mà Bệnh viện Việt Đức vừa áp dụng thành công. Đây là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam thực hiện phương pháp ưu việt này.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Thạch, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Việt Đức cho biết, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là phương pháp can thiệp tối thiểu nhất nên an toàn tuyệt đối và không để lại biến chứng.

Bác sĩ sẽ sát trùng vùng da bên ngoài, xác định trên X-quang về đĩa đệm cần điều trị rồi dùng một kim có đường kính 1,5mm chọc vào lòng đĩa đệm, hút phần đĩa đệm bị thoát vị. Việc này có tác dụng làm giảm áp lực lên đĩa đệm khiến phần thoát vị co lại.

"Đĩa đệm nằm giữa các xương của cột sống. Khi đĩa đệm nào đó bị rách hoặc đứt, những chất dạng gel bên trong nó (nhân tủy) sẽ tràn ra ngoài. Hiện tượng này được gọi là thoát vị nhân tủy - hay thoat vi dia dem . Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi."

Vì chỉ thực hiện qua da, nên phương pháp này ko hề ảnh hưởng tới cấu trúc độ vững của cột sống và ít xâm lấn vào các vùng mô mềm khác, bệnh nhân có thể ra viện sau 1-3 giờ điều trị.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Thạch, phương pháp này chỉ định khá hạn chế, áp dụng với những trường hợp bị thoát vị ở giai đoạn từ 2 đến 3 trong 4 giai đoạn thoat vi dia dem , khi bệnh nhân dùng thuốc không hiệu quả nữa nhưng bệnh chưa quá nặng, bao xơ không bị rách.

Hiện đã có hàng chục bệnh nhân được áp dụng cách chữa này và đều có kết quả tốt.

Tiến sĩ Thạch cho biết, benh thoat vi dia dem là một bệnh khá phổ biến, thường do quá trình lão hóa hay bị chấn thương. Tại Bệnh viện Việt Đức đã áp dụng nhiều phương pháp chữa bệnh này hiệu quả như thay đĩa đệm nhân tạo, điều trị bằng sóng cao tần, mổ nội soi...
Chi tiết…

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

9:30 PM |
Để có sức khỏe tốt , phòng chống cách chữa bệnh xương khớp thì chế độ dinh dưỡng luôn giữ một vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi chúng ta. Đối với những người đang bị bệnh và phục hồi sức khỏe thì vai trò của chế độ dinh dưỡng lại càng quan trọng. Tuy nhiên có 1 số bệnh nhân thoát vị địa đệm cho rằng: chế độ dinh dưỡng lại ko hề có ảnh hưởng gì tới tình trạng bệnh tật của mình, đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. 




CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Điều trị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì 

Người bị thoát vị đĩa đệm cần đặc biệt chú trọng tới chế độ ăn uống của mình để giữ 1 trọng lượng cơ thể ở mức cho phép, tăng cân sẽ khiến bộ xương của bạn phải làm việc nhiều hơn, chịu tải lớn hơn và đương nhiên tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Bổ sung đủ các vitamin và khoáng chất không chỉ có tác dụng chữa lành bệnh một phần nào mà nó còn có thể hỗ trợ việc kiểm soát các triệu chứng mãn tính của cơ thể, và nó là công cụ cần thiết để xây dựng và duy trì các mô khoẻ mạnh.

Đối với bệnh nhân điều trị thoát vị đĩa đệm và chữa bệnh xương khớp thì chế độ ăn uống cần tập trung vào việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sụn khỏe mạnh, vì đó là những gì các annulus fibrosus được tạo thành. Các loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe sụn bao gồm Ơ nhiều các loại tự nhiên giàu vitamin C, E và D, cũng như bổ sung glucosamine và chondroitin.

Ngoài ra nên lựa chọn nhiều loại thực phẩm giàu canxi để hỗ trợ sức khỏe của hệ xương nói chung và của xương sống nói riêng.

Theo Lương y Nguyễn Hữu Toàn nhiều người bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý một vài điểm: 

Thực phẩm giàu canxi: sữa và các thực phẩm từ sữa. 

Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, protein nạc như cá, thịt gà và các loại đậu 

Nên uống nhiều nước giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể 

Nên tập thể dục nhẹ nhàng, giúp duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ cho phép. 

Khi ngủ nên nằm trên một mặt phẳng cứng, sử dụng một lớp đệm mỏng vừa phải, tránh nằm giường mềm, ngủ ở tư thế nằm ngửa co gối là thích hợp nhất, phải nắm rõ tư thế lên xuống giường chính xác. 

Khi đi lại, làm việc cần giữ tư thế đúng, tránh những tư thế có thể gây hại cho cột sống lưng, không nên giữ một tư thế trong thời gian lâu. 

Đối với những bệnh nhân bệnh thoát vị đĩa đệm phải lao động chân tay cần có ý thức để bảo vệ lưng, tránh những động tác gây ảnh hưởng tới lưng. 

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi tổng hợp ở trên sẽ phần nào cung cấp thêm một số kiến thức cho những người đang bị thoát vị đĩa đệm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Chi tiết…

ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM HIỆU QUẢ

12:30 PM |
Thoát vị đĩa đệm là gì? Bạn biết gì về căn bệnh này? Những triệu chứng nhận biết căn bệnh này cũng như nguyên nhân và cách điều trị thoát vị đĩa đệm sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây.

* Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y
* Bài thuốc Đông y chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
* Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu

ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM HIỆU QUẢ


Thoát vị đĩa đệm thuộc về loại bệnh xương khớp là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình. Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống, hay nói cách khác nó là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các đốt sống. 



Thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính là: 

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ 

Thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng 

Thoát vị đĩa đệm mất nước. 

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất phổ biến, trong đó thoát vị đĩa đệm cột sống là một nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng cũng như đau chân tay. Tại Mỹ, hằng năm có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc do đau thắt lưng, với chi phí điều trị lên tới 21 tỷ đô-la, ở Việt Nam có tới 17% người trên 60 tuổi bị mắc chứng đau lưng. Bệnh xảy ra ở khoảng 30% dân số, hay gặp ở lứa tuổi lao động từ 20 - 55 tuổi. Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm nhiều tầng một bệnh lý lâm sàng rất phức tạp, đa dạng, nhất là trường hợp khối lượng thoát vị quá to gây chèn ép tủy sống và đuôi ngựa.

1. Triệu chứng: 

Thoát vị đĩa đệm gây nên các cơn đau thắt lưng với các triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay đau từ vùng cổ - gáy lan ra hai vai và xuống các cánh tay, bàn tay… khiến người bệnh rất khó chịu, đau đớn. Ngoài ra, đau cột sống và đau rễ thần kinh là các triệu chứng nổi bật nhất của bệnh. Đau thường tái phát nhiều lần, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tuần, sau đó lại khỏi bệnh. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi. Ngoài ra còn có cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm tương ứng với vùng đau. Dần dần, đau trở nên thường xuyên, kéo dài hàng tháng nếu không được điều trị. Tuỳ theo vị trí đĩa đệm thoát vị có thể có các triệu chứng đặc trưng. 

Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, người bệnh có biểu hiện đau vùng gáy, vai. Ðau, tê, mất cảm giác từng vùng ở cả tay, cổ tay, bàn tay. Giảm cơ lực tay. Các hiện tượng đau, nhức, tê tăng lên hay giảm xuống theo cử động cổ tay... 

Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng thì gây đau vùng thắt lưng và triệu chứng đau thần kinh liên sườn: cảm giác đau tăng khi nằm nghiêng, ho và đại tiện. Bệnh nhân sẽ thấy đau vùng cột sống lưng, lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc theo khoang liên sườn. Ðau, tê, mất cảm giác từng vùng ở mông, chân, bàn chân, trường hợp nặng có thể bị liệt. Ngoài ra bệnh nhân còn bị chế cử động cột sống: không còn khả năng ưỡn của thắt lưng, không cúi được xuống thấp… Bệnh nhân sẽ thấy đau thắt lưng cấp hay mạn tính, đau thần kinh tọa, đau thần kinh đùi bì. Người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau, cơ cạnh cột sống co cứng. Có trường hợp đau rất dữ dội và người bệnh phải nằm bất động về bên đỡ đau. 

2. Nguyên nhân 

Cơ chế thoát vị đĩa đệm như sau: Bình thường đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhày ở trung tâm (nhân tủy). Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm làm nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương. Nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức...), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống. Khi đĩa đệm nào đó bị rách hoặc đứt, những chất dạng gel bên trong nó sẽ tràn ra ngoài. Hiện tượng này được gọi là thoát vị nhân tủy - hay thoát vị đĩa đệm. 

Có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống. Một số nguyên nhân chủ yếu gồm: 

Nguyên nhân phổ biến là tư thế sai trong lao động, vận động và hoạt động. Cơn đau thường xuất hiện khi ta nhấc vật nặng ở tư thế không phù hợp. Tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng sai cách đặc biệt hay gặp nhất là việc bê vác vật nặng. Ví dụ: Thay vì ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, nhiều người có thói quen đứng rồi cúi xuống, nhấc vật nặng lên. Việc mang vác nặng sai tư thế này dễ gây chấn thương đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm. Không chỉ bê vác nặng, mà nhiều thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hoá khớp, trật khớp…… 

Nguyên nhân do nguyên nhân do thoái hoá tự nhiên: Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi để gây bệnh. Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi. Những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức...), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống. 

Nguyên nhân do bị tai nạn hay các chấn thương cột sống. 

Tổn thương đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm. 

3. Phương pháp điều trị 

Để điều trị thoát vị đĩa đệm cần lưu nghí đến chế độ vận động. Trong thời kỳ cấp tính, nằm nghỉ tại giường là nguyên tắc quan trọng đầu tiên. Tư thế nằm ngửa trên ván cứng, có đệm ở vùng khoeo làm co nhẹ khớp gối và khớp háng. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thảo dược rất an toàn cho sức khỏe. Thực hiện điều trị vật lý và các liệu pháp phản xạ: bao gồm phương pháp nhiệt như chườm nóng (túi nước, muối rang, cám rang, lá lốt, lá ngải cứu nóng); dùng các dòng điện tại khoa vật lý trị liệu, điều trị bằng laser; châm cứu. Ngoài ra bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ, an thần, trấn tĩnh thần kinh và vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12). 

Một biện pháp điều trị quan trọng là thông qua sự can thiệp của biện pháp phẩu thuật. Trong đó phẫu thuật tự động qua da là phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm mới, hiệu quả, an toàn và không để lại biến chứng. Riêng đối vơi thoát vị đĩa đệm là trường hợp đĩa đệm bị thoái hóa và vỡ ra còn trong trường hợp thoát vị đĩa đệm do mất nước là tình trạng của đĩa đệm thoái hóa. Có đến trên 70% số trường hợp đĩa đệm mất nước và thoát vị mà không cần điều trị. Chỉ định điều trị dựa trên những gì mà khối thoát vị của đĩa đệm gây ra như đau, tê, yếu, liệt, mất chức năng. 

Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, trong đó chú ý tư thế hợp lý trong lao động, vận động và hoạt động, đặc biệt là tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng. Khi bê vác vật nặng nên ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, tránh thói quen đứng rồi cúi xuống, nhấc vật nặng lên, tập thể dục đúng cách gây. 

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như các phòng - trị bệnh thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả nhất.
Chi tiết…

CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ LUYỆN TẬP CHO NGƯỜI BỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

12:22 AM |
Cấu tạo của đĩa cột sống, tác dụng và các yếu tố gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm

Nhờ tính chất đàn hồi nên đĩa đệm có đặc tính là bộ phận giảm rung chấn, giúp cho cột sống dễ dàng thực hiện các hoạt động của mình (cúi, ngửa, nghiêng…) một cách mềm dẻo. Khi vòng sợi bao quanh bị thoái hóa, khô cứng và bị rách, nhân nhầy tràn khỏi các đốt sống, thường là về phía sau gây chèn ép tủy sống hoặc các rễ thần kinh. Hiện tượng trên gọi là thoái vị đĩa đệm. Theo nhiều nghiên cứu, bệnh thoát vị là nguyên nhân chủ yếu chiếm tới 80% các trường hợp bệnh cột sống.

CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ LUYỆN TẬP CHO NGƯỜI BỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Ảnh minh họa

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thoát vị cột sống thắt lưng, đó là các chấn thương cột sống, sau đó là các tư thế xấu trong lao động, công việc phải mang vác nặng thường xuyên gây quá tải cột sống.
Chi tiết…

TẬP YOGA TỐT CHO NGƯỜI MẮC BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

11:39 PM |
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến. Tại Việt Nam, các nghiên cứu ở những người trên 60 tuổi chỉ ra rằng, có tới 17% số người trong độ tuổi này bị thoát vị đĩa đệm, thêm vào đó là giới văn phòng đang mắc căn bệnh này càng nhiều do ngồi một tư thế trong thời gian dài, ít vận động.

TẬP YOGA TỐT CHO NGƯỜI MẮC BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Yoga tốt cho sức khỏe

Bệnh này thực chất là chấn thương cột sống nhưng nhiều người nghĩ đơn giản đó chỉ là bệnh đau lưng do ngồi nhiều nên không đi khám, không điều trị. Hậu quả là đĩa đệm thoát vị chèn ép tủy cổ, gây liệt tứ chi.
Chi tiết…

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM - RẤT DỄ MẮC PHẢI

9:02 PM |
Thoát vị đĩa đệm gây nên các cơn đau thắt lưng với các triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay đau từ vùng cổ - gáy lan ra hai vai và xuống các cánh tay, bàn tay… khiến người bệnh rất khó chịu, đau đớn. Việc chữa bệnh xương khớp nói chung và thoát vị đĩa đệm nói riêng hiện nay đã có những chuyển biến tích cực hơn.

Thoát vị đĩa đệm rất dễ mắc phải


Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất phổ biến. Bệnh xảy ra ở khoảng 30% dân số, hay gặp ở lứa tuổi lao động từ 20 - 55 tuổi. Ngoài nguyên nhân do thoái hoá tự nhiên, do bị tai nạn, thì bị thoát vị đĩa đệm phần nhiều là do tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng sai cách.
Chi tiết…

PHÒNG NGỪA BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM HIỆU QUẢ

8:56 PM |

Đĩa đệm, là cái bao tròn, dẹt, đàn hồi, vỏ là lớp sợi bọc một nhân keo nằm giữa các đốt sống. Nó như một thứ giảm xóc để đốt sống vận động.


Nam nữ tùy cơ địa bẩm sinh, bắt đầu từ tuổi 20 - 30 đã chớm có dấu hiệu giảm độ mềm dẻo của lớp sụn vỏ vòng ngoài do ma sát nhiều dễ bị xơ hóa hoặc bị chấn thương do va đập hay cử động trái chiều, lặp lại làm trơ, nhờn, có thể gây rạn nứt, rách vỏ.


Nhân keo bên trong theo thời gian kém dần độ dẻo và có thể thoát vị qua chỗ nứt, rách, chui vào ống tủy, chèn ép rễ thần kinh gây đau, chèn ép tủy đốt cổ gây liệt, tàn phế suốt đời. Chèn ở vùng thắt lưng có thể mắc chứng rối loạn các cơ vòng trong và ngoài ở đầu ra tại bàng quang và giang môn mà đại, tiểu tiện không tự chủ được. Nhiều ca bệnh bị teo tóp chi, sinh hoạt và khả năng lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Trong y văn có hai khái niệm về cảm giác đau hoặc đau ở vùng lưng. Đau sinh lý và đau bệnh lý.
Chi tiết…

CHẾ ĐỘ ĂN VÀ LUYỆN TẬP HIỆU QUẢ CHO NGƯỜI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

8:49 PM |
1. Chế độ dinh dưỡng

- Bổ sung cá hồi, cá ngừ. Đây là những loại cá tốt cho chữa bệnh xương khớp vì chứa acid béo omega-3. Chất này sau khi đi vào cơ thể sẽ biến đổi thành prostaglandin, hoạt chất giữ vai trò chủ yếu trong chuỗi phản ứng kháng viêm.

- Gia tăng khẩu phần ăn có tôm, cua đồng cho người điều trị thoát vị đĩa đệm… vì chúng chứa nhiều calci giúp hệ xương khớp trong cơ thể bạn thêm dẻo dai và chắc khỏe.

- Hạn chế những thực phẩm giàu đạm, chất béo. Nếu ăn quá nhiều đạm sẽ làm tăng sự đào thải calci qua thận, tăng nguy cơ gãy xương.
Chế độ ăn và luyện tập hiệu quả cho người thoát vị đĩa đệm

- Gia tăng dùng nước hầm từ xương vì chúng chứa nhiều glucosamine và chondroitin. Đây là những hợp chất tự nhiên có tác dụng giúp sụn chắc khỏe.

Chi tiết…

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM - NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU GÂY ĐAU LƯNG

3:23 AM |

Thoát vị đĩa đệm cột sống là nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng. Nếu biết cách phòng tránh và điều trị thích hợp sẽ giúp cải thiện sức khỏe, ngăn chặn những biến chứng do bệnh này gây ra.






Các nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm:

Có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống. Đầu tiên đó là các chấn thương cột sống. Thứ hai là tư thế xấu trong lao động. Đau thường xuất hiện khi ta nhấc vật nặng ở tư thế xấu. Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh. Cần chú ý rằng tổn thương đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm. Cơ chế thoát vị đĩa đệm được giải thích như sau. Bình thường đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhày ở trung tâm. Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm làm nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương.
Chi tiết…

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG - CÓ THỂ GÂY TÀN PHẾ

11:35 PM |
Thoát vị đĩa đệm cột sống luôn là một vấn đề thời sự vì đó là một nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng cũng như đau chân tay. Ở Việt Nam có tới 17% người trên 60 tuổi bị mắc chứng đau lưng.


Thoát vị đĩa đệm có thể gây tàn phế
Thoát vị đĩa đệm có thể gây tàn phế

Còn ở Mỹ, hằng năm có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc do đau thắt lưng, với chi phí điều trị lên tới 21 tỷ đô-la. Hiểu biết vấn đề này giúp chúng ta dự phòng có hiệu quả thoát vị đĩa đệm cột sống và giảm bớt chi phí điều trị bệnh.



Các nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm


Có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống. Đầu tiên đó là các chấn thương cột sống. Thứ hai là tư thế xấu trong lao động. Đau thường xuất hiện khi ta nhấc vật nặng ở tư thế xấu. Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh.
Chi tiết…

NHỮNG DẤU HIỆU THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

11:28 PM |
Các dấu hiệu mắc bệnh thoát vị đĩa đệm hầu như rất mơ hồ, đôi khi chúng ta nghĩ chỉ là những cơn đau lưng, đau mông đột đơn giản nhưng thực tế những triệu chứng đây báo hiệu giai đoạn đầu của thoát vị đĩa đệm. Sau đây là một số dấu hiệu thường gặp bạn nên lưu ý.
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm


Sau khi bị trượt ngã đập mông xuống đất, sau một khuân vác nặng, sau một cúi gập lưng đột ngột, người bệnh thường triệu chứng sau:


1. Triệu chứng đau



Đau là dấu hiệu lúc nào cũng có và xuất hiện đầu tiên nhất, đau có thể từ cột sống cổ xuống hai tay hoặc đau từ cột sống thắt lưng xuống hai chi dưới, đau giống như kéo căng một sợi dây, đau liên tục khi đứng khi đi có thể giảm khi nằm nghỉ nhưng không bớt hẳn, đau không giảm khi uống thuốc.
Chi tiết…

ĐAU LƯNG - COI CHỪNG BỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

11:05 PM |
Trong các nguyên nhân gây đau lưng do căng cơ thắt lưng, hẹp ống sống, viêm khớp cột sống thắt lưng, trượt đốt sống, loãng xương thì thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân thường gặp nhất.

Đau lưng là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm


Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm



Những đốt sống tạo thành cột sống ở sau lưng được chêm bởi những đĩa nhỏ gọi là đĩa đệm có tác dụng như một miếng đệm giữa hai đốt sống.
Chi tiết…

BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC KHÔNG ?

6:39 PM |
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi bao xơ vòng sợi bị rạn rách một phần hoặc mất khả năng chun giãn, tạo điều kiện cho nhân nhầy dịch chuyển khỏi vị trí sinh lý của nó. Sự dịch chuyển này có thể gây ra chèn ép màng cứng, rễ dây thần kinh hoặc chèn ép tủy.
Thoát vị địa đệm


Một số thống kê ở nước ngoài cho thấy, khoảng 1/3 dân số trên tuổi trưởng thành có thoát vị đĩa đệm, trong số có 1% có các triệu chứng lâm sàng ở mức cần điều trị tích cực.
Đĩa đệm thoát vị có thể chèn ép lên bao màng cứng, tủy sống và hoặc các rễ thần kinh, gây hội chứng chèn ép tủy, chèn ép rễ thần kinh với các dấu hiệu như đau, tê, teo hay liệt cơ ở các vùng phân bố của rễ thần kinh, rõ nhất là tứ chi. Các triệu chứng này làm giảm rõ rệt khả năng lao động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Hiểu rõ quy luật nêu trên, chúng ta thấy việc điều trị bảo tồn dự phòng các nguyên nhân trên là một điều không thể coi nhẹ, ngay cả một số bệnh nhân đã được can thiệp bằng ngoại khoa. Tuy vậy, các phương pháp điều trị bảo tồn như nghỉ ngơi, uống thuốc, châm cứu, vật lý trị liệu, nắn bóp… không phải lúc nào cũng cho ta một kết quả mong muốn, đặc biệt là ở những bệnh nhân có thoái hóa cột sống nặng với các ổ thoát vị lớn gây hội chứng chèn ép tủy và rễ thần kinh. Khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại kết quả, đó là lúc bệnh nhân có thể được chỉ định can thiệp ngoại khoa, bằng hai phương pháp: xâm lấn và ít xâm lấn.

Thoát vị đĩa đệm gây đau đớn

Mổ hở là phương pháp kinh điển có từ năm 1934 đến nay vẫn được áp dụng nhiều, có chỉ định rộng rãi, ngoại trừ những bệnh lý kèm theo mà trong mổ hở chống chỉ định kể cả phần gây mê.

Tuy nhiên, phương pháp mổ hở cũng chứa nhiều rủi ro và phá hủy một phần cấu trúc cột sống.

Giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da (gọi tắt là PLDD, từ thuật ngữ tiếng Anh Percutaneous Laser Disc Decompression) là một phương pháp can thiệp tối thiểu được Choy và Ascher đề xuất và thực hiện đầu tiên vào năm 1986 tại Áo. PLDD là phương pháp mới trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Hiện nay hầu hết các nước tiền tiến trên thế giới, nhất là Mỹ đã ứng dụng trên lâm sàng trong suốt 26 năm qua với những cải tiến mới về thiết bị và kỹ thuật.

Gian Paolo Tassi, nhà phẫu thuật thần kinh nổi tiếng của Italia, đã so sánh kết quả 500 trường hợp cắt đĩa đệm bằng vi phẫu và 500 trường hợp thực hiện thủ thuật giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cả 1.000 trường hợp này đều do chính ông thực hiện (2006) và ông đã có nhận xét như sau: “Chúng tôi không chứng minh rằng PLDD tốt hơn cắt đĩa đệm vi phẫu hoặc nguợc lại, nhưng có thể bàn luận rằng PLDD với các số liệu hậu thuẫn và kết quả trong 19 năm, thể hiện là một kỹ thuật can thiệp tối thiểu, nó được chọn lựa thay thế hiệu quả và an toàn trong bệnh nhân bị đau do thoát vị đĩa đệm mà không đáp ứng với điều trị bảo tồn quy uớc”.

Cùng với sự phát triển khoa học trong lĩnh vực y tế, một số phương pháp can thiệp ít xâm lấn hơn được áp dụng như mổ nội soi, ăn mòn bằng men, laser, ozone, thấu nhiệt bằng sóng radio…

Mỗi phương pháp can thiệp ít xâm lấn cũng như mổ hở đều có những ưu thế và hạn chế của nó. Vấn đề là người thầy thuốc cần tư vấn cho bệnh nhân hiểu rõ, giúp cho người bệnh có niềm tin vào phương pháp mà mình đã chọn.

Như phần nguyên nhân bệnh sinh đã nêu ở trên, điều trị thoát vị đĩa đệm dù là mổ hở, mổ nội soi hay các thủ thuật ít xâm lấn thì nó cũng chỉ mới giải quyết được sự chèn ép do đĩa đệm thoát vị. Có thể nói các phương pháp này chỉ là mới giải quyết phần ngọn, mà chưa giải quyết được nguyên nhân bệnh sinh.Vì vậy, sau can thiệp ngoại khoa, bệnh nhân vẫn phải điều trị để làm chậm lại quá trình lão hóa và thoái hóa cột sống bằng thuốc men, liệu pháp thể dục đúng mức, chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học...
Chi tiết…

BỆNH GAI ĐÔI CỘT SỐNG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG ?

2:18 AM |
Gai cột sống chính là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự lắng đọng can-xi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống. Bệnh thường thấy ở người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hóa với tuổi già và thường có nhiều ở nam giới hơn là nữ giới. Tuy nhiên nữ giới ở tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống.


BỆNH GAI ĐÔI CỘT SỐNG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG



Làm sao để khắc phục tình trạng đau nhức do gai cột sống gây ra mà không dùng thuốc tây. Bài thuốc nam sau đây có thể các bạn sẽ rất ngạc nhiên, nhưng nếu dùng rồi hiệu quả của nó sẽ khiến hài lòng và thêm yêu quý thuốc nam.

Bài thuốc đơn giản chữa gai cột sống bằng thuốc nam

Nguyên liệu:

- Một con cá lóc khoảng 200 – 250 gram

- Đọt non của xương rồng ba chia (như hình) loại này hay trồng làm hàng rào, mỗi đọt dài khoảng 10cm, lựa đọt non (có màu xanh lợt tươi).

Chú ý: khi mua xem kĩ có giống xương rồng như trong hình không nhé vì xương rồng ba chia cũng có nhiều loại, mỗi loại có một tính năng khác nhau, có loại không chữa được bệnh này.

Cách làm:

- Dùng kéo tỉa bỏ hết gai của xương rồng, rửa sạch, sau đó bào thành lát mỏng (bào mỏng như bào khổ qua)

BỆNH GAI ĐÔI CỘT SỐNG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG  1
xương rồng chữa gai cột sống hiệu quả

- Cho 3 muỗng cafe muối vào xương rồng đã bào, bóp đều để làm giảm mủ xương rồng, sau đó xã nước sạch hết muối, rồi lại cho vào 3 muỗng cafe muối bóp tiếp lần nữa để tan mủ, lần sau này xã nhiều lần nước cho hết muối.

- Cá lóc làm thật sạch nhớt, bỏ bộ đồ lòng.


benh gai cot song co chua duoc khong 3

Chữa gai cột sống bằng thuốc nam với cá lóc và xương rồng

Cho cá lóc và cả xương rồng đã làm xong vào nồi. Đổ vào một chén nước, rồi mở lửa riu riu nấu cho đến khi gần cạn nước (khoảng 15 phút), cá chín là tắt lửa (không được nêm bất cứ gia vị nào) Ăn hết cá, xương rồng (có thể chia ra ăn vài lần cho đở ngán nhưng không để qua đêm).

BỆNH GAI ĐÔI CỘT SỐNG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG  4


Nấu và ăn 5 ngày liên tiếp như vậy là xong một liều điều trị, sau đó có thể cảm nhận mọi đau nhức do gai cột sống tạo nên đã biến mất. Không khó khăn mấy với cách ăn này phải không các bạn ???

Khi dùng bài thuốc này hết bệnh mọi người nên dành một chút thời gian để tập thể dục buổi sáng, đó là cách tốt nhất để kéo chậm hoặc ngừa nguy cơ suy giảm cơ, xương và khớp, bởi vì khi có tuổi, xương mất đi độ đặc, khớp trở nên cứng, ít linh hoạt hơn và hệ cơ cũng giảm. Thể dục đều đặn là một trong những khả năng giúp cải thiện chức năng đề kháng của con người.
Tham khảo bài viết khác


Chi tiết…